6 tư duy giải quyết vấn đề trong thời đại biến động không ngừng
Ngay cả những vấn đề khó hiểu nhất cũng có giải pháp hoặc kết quả tốt hơn cả những gì đã đạt được trước đó. Đây là cách những người giải quyết vấn đề tốt nhất “bẻ khóa”.
Những người giải quyết vấn đề tốt được tạo ra, không phải được sinh ra. Đó là những gì chúng tôi đã phát hiện sau nhiều thập kỷ giải quyết vấn đề với các nhà lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh doanh, phi lợi nhuận và chính sách. Những nhà lãnh đạo này học cách áp dụng một tư duy đặc biệt cởi mở và tò mò, đồng thời tuân thủ một quy trình có hệ thống để giải quyết ngay cả những vấn đề khó hiểu nhất. Họ là những người giải quyết vấn đề tốt trong mọi hoàn cảnh. Và khi hoàn cảnh không chắc chắn lên đến đỉnh điểm, cũng là lúc họ đang ở thời kỳ xuất sắc nhất.
6 cách tiếp cận củng cố lẫn nhau giúp họ thành công: (1) luôn tò mò về mọi yếu tố của vấn đề; (2) là một người không theo chủ nghĩa cầu toàn, có khả năng thích ứng cao với sự mơ hồ; (3) có tầm nhìn toàn diện về thế giới, để nhìn qua nhiều lăng kính; (4) theo đuổi hành vi hiện tại và liên tục thử nghiệm; (5) khai thác trí tuệ tập thể; và (6) thực hành “show and tell”.
Mô hình 6 tư duy giải quyết vấn đề
Đây là cách họ làm điều đó.
1. Luôn tò mò
Như bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng biết, những đứa trẻ bốn tuổi luôn hỏi không ngừng. Hãy nghĩ về những tràng “câu hỏi tại sao” bất tận khiến trẻ nhỏ rất thích thú — và không ngừng nghỉ. Đối với những đứa trẻ, mọi thứ đều mới mẻ và cực kỳ không chắc chắn. Nhưng chúng đang thực hiện sứ mệnh khám phá và chúng quyết tâm tìm ra mọi thứ. Và chúng rất giỏi! Sự tò mò cháy bỏng đó là lý do tại sao chúng ta có những chiếc kệ cao và những chai lọ có nắp chống trẻ em.
Khi bạn đối mặt với sự không chắc chắn hoàn toàn, hãy nhớ đến đứa trẻ bốn tuổi của bạn hoặc kết nối với đứa trẻ bốn tuổi trong bạn. Không ngừng hỏi, “Tại sao lại như vậy?” Thật không may, ở đâu đó giữa trường mầm non và phòng họp, chúng ta có xu hướng ngừng hỏi. Bộ não của chúng ta hiểu được số lượng lớn các điểm dữ liệu bằng cách áp đặt các mô hình đã hoạt động hiệu quả với chúng ta và những người khác trong quá khứ. Đó là lý do tại sao một kỹ thuật đơn giản, đáng được sử dụng khi bắt đầu giải quyết vấn đề, chỉ đơn giản là tạm dừng và hỏi tại sao các điều kiện hoặc giả định lại như vậy cho đến khi bạn đi đến gốc rễ của vấn đề.
Sự tò mò là động cơ của sáng tạo
Những thành kiến tự nhiên của con người trong quá trình ra quyết định, bao gồm thiên kiến xác nhận, thiên vị sẵn có và hiệu ứng “mỏ neo”, thường khiến chúng ta đóng chặt phạm vi giải pháp quá sớm. Các giải pháp tốt hơn – và sáng tạo hơn – đến từ sự tò mò về phạm vi rộng hơn của các câu trả lời tiềm năng.
Một gợi ý đơn giản từ tác giả kiêm nhà kinh tế học Caroline Webb để thúc đẩy sự tò mò trong việc giải quyết vấn đề của nhóm là đặt một dấu chấm hỏi đằng sau các giả thuyết ban đầu hoặc câu trả lời đầu tiên của bạn. Thủ thuật nhỏ này đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc: nó có xu hướng khuyến khích nhiều hướng giải pháp và đặt trọng tâm, một cách chính xác, vào việc thu thập bằng chứng. Chúng tôi cũng thích các phiên luận đề/phản đề, hoặc đội đỏ/đội xanh, trong đó bạn chia một nhóm thành các đội đối lập để tranh luận về các câu trả lời ban đầu — thông thường, các kết luận truyền thống hơn có nhiều khả năng đến từ một khuôn mẫu thông thường. Tại sao giải pháp này tốt hơn? Tại sao không phải là giải pháp đó? Chúng tôi nhận thấy rằng các kết quả tốt hơn đến từ việc chấp nhận sự không chắc chắn. Sự tò mò là động cơ của sáng tạo.
2. Chấp nhận sự mơ hồ — và luôn khiêm tốn!
Khi nghĩ đến những người giải quyết vấn đề, nhiều người trong chúng ta có xu hướng hình dung về một người đĩnh đạc và xuất sắc. Chúng ta có thể tưởng tượng ra một người có trí tuệ bậc thầy có thể biết cô ấy đang làm gì và tiếp cận vấn đề một cách có chủ đích. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các cách giải quyết vấn đề tốt đều phải trải qua rất nhiều lần thử sai. Chúng ta hình thành các giả thuyết, đưa vào dữ liệu, sau đó đưa ra và tinh chỉnh (hoặc loại bỏ) phỏng đoán ban đầu về câu trả lời. Trên hết, điều này đòi hỏi việc chấp nhận sự không hoàn hảo và sự mơ hồ — và giác quan của một con bạc về xác suất.
Thế giới thực có mức độ không chắc chắn cao. Thực tế mở ra như là sản phẩm phức tạp của các sự kiện ngẫu nhiên và phản ứng của con người. Tác động của COVID-19 chỉ là một ví dụ: chúng ta giải quyết các tác động về kinh tế và sức khỏe của đại dịch này, cũng như các tương tác phức tạp của chúng mà hầu như không có hiểu biết gì trước đây. Chúng ta phải cảm thấy thoải mái với việc ước tính xác suất để đưa ra quyết định đúng đắn, ngay cả khi những phỏng đoán này không hoàn hảo.
Thế giới thực chứa đựng rất nhiều sự không chắc chắn
Thật không may, chúng tôi có rất nhiều bằng chứng cho thấy con người không phải là những nhà thống kê trực quan giỏi. Các phỏng đoán dựa trên bản năng có thể rất sai lầm. Đó là lý do tại sao một trong những chìa khóa để hoạt động trong những môi trường không chắc chắn là sự khiêm tốn nhận thức, mà Erik Angner định nghĩa là “nhận thức rằng kiến thức của chúng ta luôn mang tính tạm thời và chưa hoàn thiện — và nó có thể cần được xem xét dựa trên bằng chứng mới.”
Để chấp nhận chủ nghĩa không hoàn hảo với sự khiêm tốn nhận thức, hãy bắt đầu bằng những giải pháp thách thức chứa đựng sự chắc chắn. Bạn có thể làm điều đó theo cách tốt nhất bằng cách đặt những câu hỏi như “Chúng ta phải tin điều gì để điều này là đúng?”
Điều này làm xuất hiện các giả định ngầm về khả năng xảy ra và giúp việc đánh giá các lựa chọn thay thế trở nên dễ dàng hơn. Khi mức độ không chắc chắn cao, hãy xem liệu bạn có thể thực hiện những bước đi nhỏ hoặc thu thập thông tin với chi phí hợp lý để đưa ra một bộ giải pháp hay không. Nguồn cung cấp kiến thức hoàn thiện đang thiếu hụt, đặc biệt là đối với các vấn đề xã hội và kinh doanh phức tạp. Chấp nhận sự không hoàn hảo có thể giúp giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Thực tế đó là điều bắt buộc trong các tình huống có mức độ không chắc chắn cao, chẳng hạn như khi bắt đầu quá trình giải quyết vấn đề hoặc trong trường hợp khẩn cấp.
3. Có tầm nhìn toàn diện
Những người giải quyết vấn đề tốt thường có một điểm chung là nhận thức toàn diện. Hãy coi điều này giống như việc mở rộng khẩu độ đối với một vấn đề hoặc xem xét qua nhiều lăng kính. Mục tiêu là để nhìn xa hơn những hình thức quen thuộc mà bộ não nhận dạng khuôn mẫu của chúng ta muốn tập hợp các nhận thức tương tự. Bằng cách mở rộng khẩu độ, chúng ta có thể xác định các mối đe dọa hoặc cơ hội nằm ngoài tầm nhìn ngoại vi.
Học cách nhìn nhận vấn đề dưới nhiều lăng kính
Bí quyết để phát triển tầm nhìn toàn diện là “hướng ra bên ngoài” thay vì bên trong khi đối mặt với các vấn đề không chắc chắn và cơ hội. Lấy hệ sinh thái rộng lớn hơn làm điểm khởi đầu. Điều đó sẽ khuyến khích bạn nói chuyện với khách hàng, nhà cung cấp hoặc tốt hơn là những người chơi trong một ngành hoặc không gian khác nhưng có liên quan.
Trải qua hành trình của khách hàng với tư duy thiết kế cũng là một cách hiệu quả khác để có được cái nhìn 360 độ về một vấn đề. Nhưng hãy lưu ý: khi những người ra quyết định phải đối mặt với các khung thời gian hoặc nguồn lực bị hạn chế, họ có thể phải thu hẹp khẩu độ và đưa ra một câu trả lời chặt chẽ, thông thường.
4. Theo đuổi hành vi hiện tại
Hành vi hiện tại là những gì thực sự xảy ra tại một thời điểm và địa điểm, không phải là những hành vi tiềm năng hoặc dự đoán. Những vấn đề phức tạp không dễ dàng bị chinh phục. Nhưng điều đó sẽ không thể ngăn cản những người giải quyết vấn đề khám phá dấu hiệu về các khía cạnh của giải pháp hay tiến hành các thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết. Bạn có thể coi cách tiếp cận này là tạo dữ liệu thay vì chỉ tìm kiếm những gì đã được thu thập trước đó. Điều này rất quan trọng đối với việc thâm nhập thị trường mới — hoặc tạo ra thị trường mới. Nó cũng rất hữu ích nếu bạn cảm thấy việc “gặm nhấm” dữ liệu cũ chỉ dẫn đến các giải pháp cũ rích.
Để giải quyết tốt vấn đề cần trải qua nhiều lần thử sai
Hầu hết các nhóm giải quyết vấn đề mà chúng tôi tham gia đều rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa sự không chắc chắn và phức tạp, đôi khi còn kết hợp tạo thành “những vấn đề tồi tệ” thực sự. Đối với các công ty có tham vọng giành chiến thắng trong một phân khúc mới nổi – chẳng hạn như ô tô điện hoặc xe tự hành, nơi thị trường chưa được thiết lập đầy đủ – thì việc giải quyết vấn đề tốt thường liên quan đến việc thiết kế các thử nghiệm để giảm bớt các yếu tố không chắc chắn chính chứ không chỉ dựa vào dữ liệu có sẵn.
Mỗi động thái (chẳng hạn như mua IP hoặc mua lại một nhà cung cấp linh kiện) và mỗi thử nghiệm (bao gồm cả các thử nghiệm đang thực hiện) không chỉ cung cấp thêm thông tin để đưa ra quyết định mà còn xây dựng các năng lực và tài sản hỗ trợ các bước tiếp theo. Theo thời gian, các thử nghiệm của họ, bao gồm cả liên doanh và mua lại, sẽ dẫn đến mục tiêu hoặc từ bỏ mục tiêu. Các tổ chức giải quyết vấn đề có thể tự “khởi động” vào những không gian mới có mức độ không chắc chắn cao, xây dựng thông tin, tài sản nền tảng và sự tự tin khi họ thực hiện các bước hướng về phía trước.
Những người giải quyết vấn đề chấp nhận rủi ro tìm ra hướng giải quyết bằng cách không ngừng thử nghiệm. Tư duy bắt buộc để trở thành một người thử nghiệm liên tục phù hợp với quan niệm “thất bại sớm” trong các công ty khởi nghiệp. Điều đó có nghĩa là bạn tạo ra sản phẩm và nhanh chóng nhận được sự xác nhận hoặc từ chối của khách hàng thông qua các thử nghiệm beta và việc chào giá thử.
Đừng coi việc thiếu dữ liệu bên ngoài là trở ngại — đó thực sự có thể là một món quà, vì dữ liệu có thể mua được hầu như chỉ đáp ứng nhu cầu thông thường và đối thủ cạnh tranh của bạn cũng dễ dàng có được. Các thử nghiệm riêng cho phép bạn tạo dữ liệu của riêng mình; điều này cung cấp cho bạn thông tin chi tiết mà những người khác không có. Nếu thử nghiệm khó (hoặc không đúng nguyên tắc), hãy tìm các “thử nghiệm tự nhiên” ở các địa điểm tương tự.
5. Khai thác trí tuệ tập thể và trí tuệ của đám đông
Chris Bradley, đồng tác giả của cuốn sách “Strategy Beyond the Hockey Stick”, nhận xét rằng “thật sai lầm khi nghĩ rằng trong đội của bạn sở hữu những người thông minh nhất. Họ không có ở đó. Họ luôn luôn ở một nơi khác.”
Họ cũng không cần phải ở đó nếu bạn có thể tiếp cận với trí tuệ của họ thông qua các phương thức khác. Trong một thế giới luôn thay đổi, nơi các hoàn cảnh có thể phát triển không thể đoán trước, tìm kiếm nguồn lực từ đám đông (crowdsourcing) mời những người thông minh nhất trên thế giới làm việc với bạn.
Tận dụng trí tuệ tập thể để tìm kiếm các giải pháp mới
Tất nhiên, tìm kiếm nguồn lực từ đám đông có thể hữu ích khi tư duy thông thường mang lại các giải pháp quá tốn kém hoặc không hoàn thiện với thách thức hiện tại, tuy nhiên nó cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Tìm kiếm nguồn lực từ đám đông tốt cần có thời gian để thiết lập, có thể tốn kém và có thể tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh về kế hoạch của bạn.
Hãy cẩn thận với những chi phí tiềm ẩn, chẳng hạn như vô tình tiết lộ thông tin và phải sàng lọc một lượng lớn các gợi ý không liên quan, kém chất lượng để tìm ra viên ngọc quý hiếm của một giải pháp.
Chấp nhận rằng bạn có thể rút ra những kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn đa dạng khác với kiến thức của mình. Bắt đầu với các phiên “bão não” bao gồm những người bên ngoài nhóm của bạn. Hãy thử các cuộc thi tìm kiếm nguồn lực từ đám đông rộng hơn để tạo ra ý tưởng. Hoặc tập trung tìm hiểu sâu để khám phá những insight ẩn trong dữ liệu của bạn mà các phương pháp thông thường chưa tìm ra. Vòng thông tin bạn truy cập càng rộng thì các giải pháp càng mới mẻ và sáng tạo.
6. Thực hành “Show and Tell” để thúc đẩy hành động
Chúng tôi bắt đầu danh sách với một tư duy liên quan đến trẻ em, và bây giờ chúng tôi quay trở lại với trẻ em, với “Show and Tell”. Đây là một hoạt động ở trường tiểu học. Nó thường không liên quan đến việc giải quyết vấn đề, nhưng có thể thu hút sự quan tâm của bạn. Trên thực tế, cách tiếp cận này rất quan trọng để giải quyết vấn đề. “Show and Tell” là cách bạn kết nối khán giả của mình với vấn đề, sau đó vận dụng kết hợp giữa logic và niềm tin để hành động.
Show and Tell thúc đẩy hành động của người ra quyết định
Tư duy “Show and Tell” nhằm đưa những người ra quyết định vào phạm vi giải quyết vấn đề mà bạn đã tạo ra. Ví dụ, một nhóm nghiên cứu của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên đã trình bày một đề xuất kêu gọi một tổ chức từ thiện hỗ trợ phục hồi các rạn san hô hàu. Trước khi thuyết trình, nhóm đã mang 17 xô nhựa đựng nước vào phòng họp và đặt chúng xung quanh. Khi các nhân viên của tổ chức bước vào phòng, họ ngay lập tức muốn biết những chiếc xô này dùng để làm gì. Nhóm nghiên cứu giải thích rằng việc phục hồi các rạn san hô hàu giúp cải thiện nhanh chóng chất lượng nước vì mỗi con hàu lọc được 17 xô nước mỗi ngày. Nguồn cá được cải thiện và cũng có thể thu hoạch hàu để làm kinh tế. Những người ra quyết định đã được đưa vào phạm vi giải quyết vấn đề thông qua “Show and Tell”. Họ đã phê duyệt khoản tài trợ đề xuất và thích thú với việc trở thành một phần trong quá trình giải quyết vấn đề.
Để thực hành “Show and Tell” tốt hơn, hãy bắt đầu bằng cách làm rõ về hành động bắt nguồn từ quá trình giải quyết vấn đề và các phát hiện của bạn: ý tưởng chủ đạo cho sự thay đổi. Sau đó, tìm cách trình bày logic của bạn một cách trực quan để phương hướng giải quyết có thể được tranh luận và chấp nhận. Trình bày lý luận theo logic cũng như cảm xúc và chỉ ra lý do tại sao hành động được ưu tiên mang lại sự cân bằng hấp dẫn giữa rủi ro và phần thưởng. Nhưng đừng dừng lại ở đó. Giải thích rõ ràng, chi tiết những rủi ro của việc không hành động, điều thường có chi phí cao hơn so với những hành động không hoàn hảo.
Tư duy của những người giải quyết vấn đề tốt cũng quan trọng như phương pháp mà họ sử dụng. Một tư duy khuyến khích sự tò mò, chấp nhận sự không hoàn hảo, tầm nhìn toàn diện về vấn đề, tạo ra dữ liệu mới từ các thí nghiệm và trí tuệ tập thể, đồng thời thúc đẩy hành động thông qua cách kể chuyện hấp dẫn tạo ra những khả năng hoàn toàn mới trong bối cảnh biến động khôn lường. Tất nhiên, những cách tiếp cận này có thể hữu ích trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trong những thời điểm có nhiều bất ổn.
Tác giả: Charles Conn, Robert McLean
Nguồn: McKinsey