Thắp lửa nhân viên

Chọn tiêu đề giật tít, Hội thảo trực tuyến “Nhân viên nghèo động lực, sếp hay buồn bực” diễn ra vào tối ngày 28/7/2020 trao đổi về một vấn đề quản trị căn bản và thiết thực: Làm như thế nào để tạo động lực cho nhân viên?

TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Phú Xuân (Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học FPT, Trường Đại học Thành Tây) đã có những chia sẻ, gợi ý hữu ích cho cộng đồng nhà quản lí, lãnh đạo hiện đại tham dự.   

 

Để sắp xếp công việc và bố trí nhân sự hiệu quả trong một tổ chức, người lãnh đạo cần hiểu được tính cách cũng như nhu cầu của nhân viên.

Trong khi những người hướng ngoại yêu thích thử nghiệm, thay đổi những công việc mới, những người hướng nội lại đề cao sự tập trung, gắn bó với những công việc cụ thể, quen thuộc.

Hay nhu cầu của nhân viên sẽ thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào thời điểm. Nhu cầu về tài chính thường được đặt ưu tiên hàng đầu với những người dưới 35 tuổi nhưng sẽ giảm dần cho những nhu cầu về địa vị, chia sẻ và thể hiện tăng lên khi bước qua độ tuổi 35.  

Việc tạo động lực cho nhân viên có mối quan hệ mật thiết với việc tăng lương nhưng không chỉ giới hạn ở mỗi vấn đề lương thưởng. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần quan tâm nhiều đến việc tạo sự gắn kết trong tổ chức.

Lấy ví dụ từ chính thực tiễn hoạt động của các trường tư thục ở Việt Nam. Những giảng viên đang gắn bó với tổ chức, “sống chết” với nghề nghiệp mình lựa chọn vì động lực nội thân của họ đã gắn liền với động lực phát triển của tổ chức. Họ có được một môi trường phù hợp để làm việc, chia sẻ và tạo giá trị cùng nhau. 

Việc tạo động lực cho nhân viên là một trách nhiệm, năng lực của người lãnh đạo. Càng lên vị trí quản lí cao hơn, người lãnh đạo sẽ giảm thời gian cho những công việc chuyên môn và tăng thời gian cho những công việc kết nối, dẫn dắt đội nhóm.

Mỗi người sẽ có một phong cách lãnh đạo khác nhau; tuy nhiên, sự lựa chọn cách thức hay phương thức nào cũng cần được thực hiện trên triết lí quản trị mà chúng ta đang hướng tới.

Triết lí đó sẽ góp phần tạo nên bản sắc riêng cho văn hoá doanh nghiệp, một trong những tiêu chí lựa chọn của nhân viên. Nhân viên muốn gắn bó lâu dài với một tổ chức có văn hoá doanh nghiệp phù hợp với hệ thống giá trị của bản thân, đặc điểm tính cách cá nhân, như cá cần trở về với nước. 

 Chủ đề Hội thảo là một trong những nội dung đào tạo của Chương trình NeoManager – Nhà quản lí mới thế kỉ XXI. Chương trình được khai giảng hàng tháng: http://neomanager.vn

Related Posts
Nâng tầm lãnh đạo để thu hút nhân tài trong thời đại VUCA

Chủ đề “Lãnh đạo và thu hút nhân tài” chưa bao giờ giảm sức hút, thậm chí càng được quan Read more

Trở thành nhà quản lí chuyên nghiệp cùng Neomanager

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay khi tuyển dụng ứng viên đều đặt sự chuyên nghiệp lên hàng đầu. Read more

7 Thách thức các quản lí mới thường phải đối mặt và cách vượt qua chúng (Phần I)

Đây là một báo cáo đáng chú ý - theo nghiên cứu của công ty tư vấn nhân sự DDI, Read more

7 Thách thức các quản lí mới thường phải đối mặt – và cách vượt qua chúng (Phần II)

4. Luôn cho rằng mình đúng Hầu hết các nhà quản lí mới đều là những cá nhân có đóng Read more