Những thách thức phổ biến nhất mà mọi nhà quản lí mới phải đối mặt
Khó khăn lớn nhất mà các nhà quản lí mới phải đối mặt?
Theo một cuộc khảo sát gần đây, thách thức chính của một quản lí có liên quan đến việc tìm kiếm “sự cân bằng” phù hợp trong công việc. Cụ thể hơn, sự cân bằng giữa trách nhiệm cá nhân và thời gian dành cho việc quản lí của bạn.
Kết quả thống kê từ khảo sát này (chi tiết hơn bên dưới) đáng chú ý đối với tôi, trước đó ông đã đăng một bài với chủ đề liên quan lên tờ báo Forbes “Hai sai lầm phổ biến nhất mà nhà quản lí mới thường mắc phải“, cũng đã chỉ ra yếu tố cân bằng là một vấn đề chính, mặc dù ở một khía cạnh khác: sự cần thiết của các nhà quản lí mới để đạt được sự cân bằng trong cách thực thi quyền hạn (Làm thế nào để phát huy hết năng lực quản lí). Ban đầu, bạn sẽ không muốn mình trở thành một người quản lí quá nhu nhược hay quá độc đoán. Bạn phải chấp nhận một điều rằng mình không thể làm bạn với tất cả mọi người, và bạn cũng không thể dựa vào quyền lực của mình để giải quyết mọi vấn đề.
Những khảo sát về lĩnh vực quản lí rất thú vị và thực sự có giá trị đối với cá nhân tôi, vì nó không chỉ là ý kiến của một cá nhân, mà thường là của số đông một nhóm người trong cuộc phỏng vấn. Cuộc khảo sát mới này được thực hiện dựa trên cuộc phỏng vấn với 2.200 CFO. Câu hỏi được đặt ra là, “Theo bạn, khó khăn nhất khi lần đầu tiên làm quản lí là gì?”
Câu trả lời:
“Cân bằng giữa trách nhiệm công việc cá nhân với thời gian dành cho việc quản lí”: 32%. Theo bạn, đó là gì? Nó tưởng như đơn giản nhưng vô cùng cần thiết: Đây là nhiệm vụ cân bằng cơ bản mà hầu hết tất cả các nhà quản lí đều phải hướng tới. Ràng buộc bản thân quá nhiều và khối lượng công việc hoàn thành không đáng kể; ủy thác mọi thứ và bạn sẽ bị ngập lụt trong công việc – không có thời gian cho nhân viên.
“Quản lí bạn bè hoặc đồng nghiệp cũ”: 19%. Luôn khôn khéo khi được thăng chức từ trong tổ chức. Nó sẽ không thành vấn đề nếu bạn đến từ một tổ chức khác.
“Tạo động lực cho đội nhóm”: 17%. Quả thực là một thách thức đối với các nhà quản lí ở mọi cấp bậc. Nhiều nhà quản lí cảm thấy khó khăn trong việc tạo động lực và dễ có nguy cơ bị sa thải.
“Những dự án ưu tiên”: 16%. Thường cần thời gian, kinh nghiệm và sự phán đoán để học cách “tách lúa mì khỏi vỏ trấu”.
“Đáp ứng kỳ vọng hiệu suất cao hơn”: 16%. Mỗi kỳ vọng hoàn toàn khác nhau, không tập trung vào thành tích cá nhân mà tập trung vào năng suất công việc nhóm – một định hướng hoàn toàn mới.
Cuộc khảo sát bao gồm 10 “mẹo cần thiết cho nhà quản lí mới.” Sau đây là ba điều tâm đắc nhất của tôi, và những góp ý ngắn gọn.
Trợ giúp: “Học từ nguồn nào, gồm các chuyên gia nước ngoài, rất phù hợp với bạn và là nơi bạn có thể nhận được các câu trả lời từ các câu hỏi”, báo cáo khảo sát ghi nhận. Điều này thực sự quan trọng. Vai trò của một nhà quản lí mới thường không khó xác định. Đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ khi bạn cần. Cá nhân tôi, trong suốt sự nghiệp quản lí lâu năm, tôi luôn nhận thấy các mối quan hệ với nhân sự của mình thực sự có giá trị lớn trong việc đưa ra quan điểm về các vấn đề và khó khăn của nhân viên. Trong nhiều năm qua, tôi chưa bao giờ ngần ngại liên lạc với họ, và chưa bao giờ hối hận khi làm điều đó.
Thiết lập ranh giới: “Bày tỏ những gì bạn thực sự cần từ đồng nghiệp và bạn bè”, báo cáo chia sẻ “và họ mong đợi từ bạn thứ gì. Tình trạng mối quan hệ mới cũng không dễ dàng đối với họ. Thừa nhận nó là một cách tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng và loại bỏ tình trạng mập mờ.” Đúng vậy – rõ ràng quản lí được ví như là vua và nữ hoàng. Những kỳ vọng rõ ràng, cả chính thức và không chính thức, đều là những thứ cần thiết cho nhà quản lí mới.
Hãy tìm ra phong cách lãnh đạo của riêng bạn, nhưng hãy linh hoạt: “Bất cứ khi nào, bạn đều có thể linh hoạt phong cách quản lí của bạn để phù hợp với từng nhân viên”, báo cáo nhận định “và thay đổi chiến thuật nếu có điều gì đó không hiệu quả.” Đây là lời khuyên hữu ích – để trở nên linh hoạt hơn trong nghiệp quản lí và sắp xếp thời gian hợp lí. Tự nhận thức về cách bạn đang được nhìn nhận và khả năng sửa sai khi cần thiết, là những tài sản có giá trị đối với quản lí
Trở thành một nhà quản lí mới là một trong những bước chuyển đổi khó khăn nhất trong kinh doanh. Tôi nhận thấy những nhận định sâu sắc từ cuộc khảo sát ngắn gọn này là cơ bản và có giá trị.